Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2016

Phần lớn công nghệ tránh va chạm đều phát huy về tác dụng

Sở dĩ dòng xe Volvo có tỷ lệ thấp hơn vì hệ thống tránh va chạm còn đi kèm cả tính năng cảnh báo chuyển làn đường và trạng thái mệt mỏi của người lái. Nghiên cứu trước đó cho thấy, hệ thống cảnh báo chuyển làn đường trên thực tế lại là nguyên nhân tăng nguy cơ va chạm.

Đây là khẳng định của Viện Dữ liệu Thương vong Giao thông Đường bộ Mỹ (HLDI).
Hiện nay, các hãng sản xuất ôtô hàng đầu thế giới đều không tiếc tiền bạc và công sức để phát triển những công nghệ tránh va chạm dành cho xe hơi. Từ đó, nhiều người đặt ra câu hỏi: "Liệu những hệ thống tránh va chạm, phanh tự động và đèn pha thích ứng có đáng đồng tiền?". Không cần các hãng xe phải lên tiếng, Viện Dữ liệu Thương vong Giao thông Đường bộ Mỹ (HLDI) đã trả lời thay.

Theo ông Matt Moore, phó giám đốc HLDI, 3 công nghệ an toàn mới kể trên đều có tác dụng giảm tỷ lệ va chạm giao thông. "Từ trước đến nay, công nghệ cảnh báo va chạm sớm đã giúp giảm đáng kể hư hỏng cho xe. Trong khi đó, đèn pha thích ứng phát huy hiệu quả nhiều hơn chúng ta tưởng", ông Moore phát biểu.

Đèn pha thích ứng phát huy tác dụng nhiều hơn người lái tưởng.
Theo dữ liệu từ một nghiên cứu mới, những hệ thống tránh va chạm được trang bị trên dòng xe Acura và Mercedes-Benz đã giúp giảm 14% nguy cơ hư hỏng. Con số tương ứng với dòng xe Volvo là 10%.

"Hệ thống cảnh báo chuyển làn đường có thể cứu sống nhiều người. Tuy nhiên, nhiều người lái lại cảm thấy khó chịu với những âm thanh cảnh báo của hệ thống. Do đó, họ đã tắt âm thanh cảnh báo hoặc ngắt hẳn hệ thống. Tất nhiên, đây chưa phải là nguyên nhân chính thức giải thích cho thực trạng hệ thống cảnh báo chuyển làn đường tăng tỷ lệ tai nạn. Chúng tôi cần phải thu thập thêm nhiều dữ liệu hơn nữa để giải thích điều đó", ông Moore cho biết.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét