Thành viên Liêm Blue – một người trong những người trải nghiệm khoan chuông khá sớm ở Hà Nội trên chiếc SH của mình chia sẻ: “Chuông độ khiến xe đi thời gian dài đỡ nóng hơn và đỡ hao xăng hơn”.
Tương tự cơ chế tản nhiệt của phanh đĩa, những bát côn được khoan lỗ sẽ giúp cho máy mát hơn, bốc hơn và tiết kiệm xăng hơn.....với chỉ 100 ngàn đồng.
Gần đây rộ lên một kiểu độ mới cho dòng xe tay ga cao cấp như Honda SH hay PS, đó là dùng khoan tạo lỗ cho bát côn hay còn được gọi là khoan chuông.
Thành viên ducanh91 của một diễn đàn ô tô xe máy chia sẻ trải nghiệm của mình sau khi độ chuông như sau: “Côn bắt nhanh, ga đầu nhẹ, nhiệt độ chuông cũng giảm bớt khá nhiều, tại tốc độ 30-40km/h kéo ga đột ngột thì xe bốc rồi vọt ngay”.
Nhiều thành viên trong câu lạc bộ PCX, SYM Shark, Honda SH đồng tình với thành viên này trong khi đó cũng không ít người bày tỏ băn khoăn là tại sao đồ độ lại hơn đồ sản xuất chính hãng của nhà máy nơi có những kĩ sư hàng đầu nghiên cứu và chế tạo.
Chuông mới bóc hộp và chuông đã được khoan
Trên thế giới thực tế đã có khá nhiều hãng độ xe danh tiếng chế tác và bán những bộ chuông đã được khoan, được độ rất đẹp mắt. Chuông độ được đảm bảo tính kỹ thuật, tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng cũng như độ an toàn khi sử dụng ở mức độ vận hành cao nhất.
Phóng viênAutopro đã có buổi tìm hiểu về quy trình độ chuông ở Hà Nội tại một cửa hàng xe máy uy tín ở phố Hoàng Cầu. Quy trình được thực hiện khá đơn giản và có thể thực hiện được trên bát côn của hầu hết xe ga.
Chuông được khoan những lỗ đối xứng cân bằng nhau qua 3 bố côn. Vì thế các lỗ chuông đều phải được khoan theo những số chia hết cho 3 như: 12 lỗ, 15 lỗ… 24 lỗ. Sau khi khoan, mặt trong sẽ được tiện cho các đầu khoan đều phẳng.
Chuông được khoan thành những số chia hết cho 3: 12, 15, 18... cao nhất là 24 lỗ
Thử đo vị trí, các mũi khoan đều được cân bằng dao động không quá 0,01 mm. Mục đích của các lỗ khoan trên chuông để giảm nhiệt và thoát bụi cho chuông.
Với những chuông của các dòng xe nhỏ như Honda Lead, Airblade, Yamaha Nouvo, Vespa LX… thì độ chuông có lẽ không cần thiết nhưng với dòng xe Honda SH thì lại khác.
“Trong điều kiện lưu thông ở thủ đô, 10 chiếc xe SH đến đây tháo ra xem thử thì có đến 9 chiếc chuông bị cháy” – chủ cửa hàng sửa xe khẳng định.
Chuông của 1 chiếc Honda SH 2010 tháo tại chỗ kiểm tra
Không chỉ cháy ở ngoài viền, mức độ cháy tím đã lan cả và trục tâm
Lý do cháy chuông do công suất dòng SH nhập cao 10kW/9000 rpm, trọng lượng nặng tới 140kg và chạy liên tục trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, tắc đường, tốc độ thay đổi liên tục, khác với điều kiện giao thông lý tưởng tại Châu Âu nơi mà chiếc xe được tạo ra.
Chính vì lý do này chỉ trong 5.000 km đầu tiên (di chuyển trong thành phố) phần lớn chuông SH đều bị cháy và thậm chí nhiều chiếc bị biến dạng.
Khi chuông biến dạng sẽ khiến côn chai, giảm ma sát làm trượt côn, máy ì và kết quả cuối cùng là hao xăng. .
Tháo thử chuông Vespa LX 2008 sau 5 năm sử dụng cũng không hề có hiện tượng cháy
Chuông khoan khi mới lắp vào theo chúng tôi đi không cảm nhận ngay được sự khác biệt. Tuy nhiên, khi đi một quãng đường 3km thì có thể thấy rõ nhiệt độ của lốc nồi nhiệt được giảm đáng kể.
Nhìn chung, khoan chuông là một cách độ chuông đã phổ biến từ lâu trên thế giới, kết hợp với nó là độ bi côn, bộ bố… để khi xe tăng công suất, dung tích máy, không bị quá tải lên các bộ phận khác.
Với điều kiện đường xá như ở các đô thị nước ta, việc độ chuông cho các dòng xe dung tích máy lớn cũng là một giải pháp, tuy nhiên khoan chuông cần độ chính xác cao nhằm tránh tương tác nghịch với các bộ phận máy khác gây hiện tượng rung, giật ở động cơ, nặng hơn có thể dẫn đến gẫy trục láp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét