Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2016

BMW M3 và M4 được trang bị động cơ I6

Cách đây không lâu, đã có thông tin về việc hãng BMW sẽ trang bị động cơ V6 cho M3 thế hệ mới. Tuy nhiên, vì lý do cân bằng và tỷ số phân bố trọng lượng, hãng BMW đã quyết định không sử dụng động cơ V6. Thay vào đó là động cơ I6 có công suất dự kiến 450 mã lực.

Đây là thông tin do chính giám đốc điều hành của BMW tại Bắc Mỹ tiết lộ.

Sau nhiều suy đoán và không ít ý kiến trái chiều, câu chuyện về M3 thế hệ mới cũng như M4 đã có hồi kết. Trong một sự kiện được tổ chức để giới thiệu M6 Convertible và 6-Series Gran Coupe, hãng BMW đã tiết lộ sẽ trang bị động cơ 6 xylanh thẳng hàng mới cho M3 cùng M4.

Ông Ludwigh Willisch, giám đốc điều hành của BMW Bắc Mỹ, chính là người đã xác nhận những thông tin liên quan đến động cơ mới trên M3. Ông Willisch khẳng định, M3 thế hệ mới sẽ được trang bị động cơ 6 xylanh thẳng hàng, thay vì các loại máy như những tin đồn trước đó.

Động cơ mới được cho là sẽ kết hợp với hộp số ly hợp kép. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng BMW sẽ đưa phiên bản hộp số sàn đến Mỹ thay cho loại ly hợp kép tiêu chuẩn.
Ngoài ra, M3 thế hệ mới và M4 tương lai còn lấy một số trang thiết bị từ M5 sedan thể thao. Theo kế hoạch, BMW M3 sẽ được giới thiệu ra thị trường vào năm 2013. Một năm sau đó sẽ đến lượt M4 Coupe.

TVGT: Kỹ thuật phanh xe một cách an toàn

Khi phanh gấp cần thì người lái cần đạp phanh và giữ chặt cho đến khi cảm thấy bánh bị bó và trượt (xe không ABS) thì nhả ra rồi lại đạp mạnh, lặp lại liên tục. Cách này sẽ giúp xe phanh gấp không bị trượt xoay ngang vì bánh bị bó cứng. Với xe có ABS thì đơn giản hơn rất nhiều. Đạp phanh nhanh, giữ chặt, chuyện bánh bị bó cứng đã được hệ thống ABS giúp bạn rồi, khi đó để ý chân phanh sẽ thấy nó giật cục vì khi đó ABS đang thực hiện phanh nhấp nhả liên tục để giúp bạn phanh gấp mà không bị trượt. Nếu để ý thì đèn báo ABS cũng sáng lên trên táp-lô. 

Kiến thức về thao tác phanh sẽ giúp bạn sử dụng hệ thống an toàn chủ động này một cách hiệu quả, tránh được những thiệt hại về người và xe.

Trước hết, cần nắm được đặc điểm của loại phanh được trang bị trên chiếc xe của mình. Các hệ thống tiên tiến nhất hiện nay là ABS, EDB, BA... Chúng hỗ trợ đắc lực cho lái xe, giúp việc phanh xe dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều. Để sử dụng tốt chức năng này, cần hiểu biết và thao tác khá tinh tế.

Vị trí chân và tư thế ngồi phải đúng, không quá xa để lực đạp đủ mạnh khi phanh gấp. Nhưng ghế quá gần thì lại gây khó khăn trong việc chuyển chân từ bàn đạp ga sang phanh, hơn nữa, sức nặng của chân lại ép liên tục lên pê-đan, gây tình trạng rà phanh khi xe chạy. Quan sát và phán đoán tình huống là kỹ năng hàng đầu trong khi lái xe, tạo khoảng thời gian cần thiết để xử lý sự cố. Quyết định phanh đến từ bối cảnh phía trước, nhưng mức độ phanh còn phụ thuộc vào việc kiểm soát gương hậu, nếu không muốn trở thành nạn nhân của những xe phía sau.

Vị trí chân và tư thế ngồi ảnh hưởng nhiều đến việc phanh.

Việc phanh gấp dễ gây trượt xe, khó kiểm soát tay lái. Với hệ thống ABS, thao tác phanh gấp khi vào cua có thể khiến xe mất ổn định. Nên tránh đạp phanh đúng chỗ xóc, vì khi tốc độ giảm thì động năng của xe dồn lên phanh và bộ nhún, cộng thêm tác động từ mặt đường xấu, các cơ cấu này sẽ nhanh hỏng. Tốt nhất là giảm ga rà phanh từ trước những ổ gà.

Cách đạp phanh phổ biến nhất là ép mạnh pê-đan cho đến khi cảm nhận được xe bắt đầu trượt thì từ từ nhả bớt, ngay sau đó lại tiếp tục ép phanh rồi nhả chậm cho đến khi xe dừng lại. Vận tốc càng lớn càng đòi hỏi lực đạp mạnh. Đây là kỹ thuật hiệu quả khi xe chạy trên 100 km/h. Tài xế thành thạo kỹ thuật này sẽ tránh được tình trạng trượt bánh mất lái.

Phanh kết hợp về số là kỹ năng hiệu quả nhất, đặc biệt trên những đoạn đường trơn trượt (láng nước, băng tuyết hay bùn...). Thao tác này đòi hỏi lái xe phải linh hoạt và tỉnh táo, đầu tiên rà phanh kiểu ép mạnh dần. Khi xe bắt đầu giảm tốc độ và có triệu chứng rê bánh lập tức dồn số xuống nấc thấp hơn, kết hợp nhả phanh và côn để tiếp tục chu trình phanh và về số tiếp theo, tới số 1 là xe đã phải dừng hẳn. Cách phanh này mượn tỷ số truyền ngược của hộp số vào hệ thống xi-lanh piston của động cơ, hãm vòng quay của bánh xe mà không làm nó bị rê đi nên rất hiệu quả.

Hệ thống phanh ABS.
Trên loại xe không có ABS, cách phanh phỏng theo nguyên tắc này cũng khá hiệu quả. Đạp nhả liên tục pê-đan sẽ giúp cho xe không rê bánh và dừng lại nhanh chóng. Thực hành nhiều lần kỹ năng này sẽ hoàn thiện, số lần đạp nhả sẽ tăng lên, chân phanh điêu luyện hơn.

Khi phanh gấp đến mức xe gần như dừng hẳn, thì lúc đó mới đạp côn để ngắt động cơ và cầu chủ động để xe không bị chết máy, đồng thời ấn đèn tam giác cảnh báo tình huống khẩn cấp để các xe sau được cảnh bảo từ xa mà giảm tốc, không sẽ dễ bị các xe khác đâm từ đằng sau.

Chúc các bạn lái xe an toàn!

TVGT: Kỹ thuật lùi ô tô

Tốt nhất là nên thành thạo kỹ thuật lùi xe cùng với việc quan sát qua gương. Bước đầu tiên là tập lùi dọc theo đường thẳng với tầm quan sát rộng. Chọn địa điểm rộng rãi, tập lùi xe dọc theo đoạn đường đánh dấu. Sau đó tăng độ phức tạp qua việc căn khoảng cách giữa bánh xe và vạch đánh dấu theo những khoảng cách định sẵn. Bước thứ hai là tập lùi vào gara. Để thực hành, hãy dựng garage (bằng vật dụng tuỳ ý) với khoảng cách cổng hai bên cạnh gương sườn 30- 40cm và tập lùi thẳng, sau đó từ bên trái, bên phải. Bài tập có thể coi là hoàn thành khi bạn dễ dàng lùi xe vào ở bất kỳ góc nào.

98% khoảng cách đã đi của ô tô là về phía trước, chỉ có 2% là lùi. Tuy nhiên, lùi xe lại là kỹ năng không thể thiếu được của mỗi tài xế.

Theo con số thống kê, 98% khoảng cách đã đi của ô tô là chuyển động về phía trước, chỉ có 2% là lùi. Tuy nhiên, lùi xe lại là một trong những kỹ năng không thể thiếu được của mỗi tài xế. Kỹ thuật lùi xe trước hết cần biết xoay trở ở bãi đỗ xe, rồi đến lùi xe vào garage, thao tác trong những đoạn hẹp… Tất nhiên, luôn lách về phía trước thì không phải chuyện khó khăn, nhưng nếu là lùi thì lại hoàn toàn khác.

Kỹ thuật phổ biến nhất là đơn giản nhất là lùi xe trong khi quay đầu nhìn về phía sau. Những người mới biết lái xe nhiều khi phải hạ kính hay mở cả cửa của xe để căn đường. Những người kinh nghiệm hơn thì thường sử dụng gương chiếu hậu. Tất cả các kỹ thuật trên đều có thể sử dụng, nhưng nếu biết được ưu, nhược điểm của chúng thì các bạn có thể tự tin hơn khi ngồi sau tay lái.

Điều khiển xe ôtô chuyển động lùi khó hơn tiến vì:

- Không quan sát được chính xác phía sau.

- Khó điều khiển ly hợp.

- Tư thế ngồi lái không thoải mái.

Do vậy, việc chú ý đến an toàn khi lùi xe ôtô là rất quan trọng. Phương pháp kiểm tra được thực hiện bằng các cách:

- Xuống xe quan sát.

- Nhìn ra xung quanh.

- Mở cửa xe quan sát.

- Nhờ người khác chỉ dẫn.

Phương pháp lùi xe ôtô

- Tư thế lái đúng khi lùi: Nắm tay vào phần trên của vô lăng lái, quan sát gương chiếu hậu; cho phép có thể ngoảnh hẳn mặt ra sau hoặc thò hẳn đầu ra ngoài để quan sát.

- Điều chỉnh tốc độ khi lùi: Vì phải đỉều khiển xe ôtô trong tư thế không thoải mái, khó phán đoán để thao tác chính xác, do vậy cần cho xe ôtô lùi thật chậm. Muốn cho xe chạy chậm, có thể lập lại thao tác cắt, nhả ly hợp liên tục, hoặc thực hiện đạp nửa ly hợp, đồng thời giữ nhẹ chân ga.

- Đổi và chỉnh hướng khi lùi: khi thấy xe ôtô đi chệch hướng, phải từ từ chỉnh lại tay lái, trường hợp cần thiết phải dừng lại rồi tiến lên để chỉnh lại hướng lùi.

Tuy nhiên mỗi kĩ thuật đều có ưu nhược điểm riêng:

+ Khi lùi xe và quay đầu nhìn về phía sau, tài xế sẽ “quên” phần trước và do vậy rất dễ va quệt do không kịp nhận thấy vật cản từ trước hoặc khi vật cản bất ngờ xuất hiện phía trước khi đang lùi xe.

+ Khi lùi và mở cửa xe cùng phía với mình thì người lái không thể quan sát phần phải của xe. Còn vừa lùi vừa thò đầu nhìn qua kính xe cũng có nhược điểm của nó: như thế có nguy cơ đầu người lái va quệt vào đâu đó nhất là nơi chật hẹp hay đông xe quay lại.

+ Kỹ thuật ưu việt nhất là lùi xe cùng với quan sát qua các gương chiếu hậu. Với kỹ thuật này, số “vùng chết” sẽ giảm đi, còn việc luân chuyển liên tục quan sát qua gương và phía trước. Trong kỹ thuật này, việc chỉnh gương hậu có vai trò rất lớn. Khi xe chuyển động về phía trước thì các gương hậu sẽ có hiệu quả nhât khi góc quan sát 2 bên càng rộng. Có nghĩa là nhìn vào gương 2 bên có thể quan sát thấy cạnh ngoài cùng của xe. Nhưng khi lùi thì vùng quan sát quan trọng nhất lại là dưới và phần sau khoảng giữa xe. Tốt nhất là có thể quan sát được vị trí bánh sau, nhưng tiếc là chỉ với các xe đắt tiền mới có góc quan sát như vậy (gương bên sườn sẽ tự động hướng xuống thấp khi cài số lùi). Những người mới biết lái xe thường hay mất phương hướng lùi khi đánh vô-lăng để lùi xe, chỉ cần nhớ rằng khi lùi xe, quay vô-lăng sang bên nào thì xe sẽ lùivề bên đó. Luôn kiểm soát phần đầu xe khi lùi vì mũi xe luôn hướng ra phía ngoài bán kính quay, rất dễ va quệt…

Chúc các bạn lái xe an toàn !

TVGT: Hướng dẫn sử dụng về xe số tự động

Hộp số AT sẽ thay ta tự động chọn các số phù hợp dựa vào tốc độ ô tô, tình trạng mặt đường, mức tải của động cơ (chân ga). Số AT có rất nhiều lợi điểm : Khó bị chết máy, khởi động giữa dốc dễ dàng , vận chuyển êm ái, xe chạy ít bị giật. Vì các tiện ích như vậy nên hiện nay ở Bắc Mỹ lượng xe con xuất xưởng có số AT chiếm đến 80%, và số AT cũng đã được lắp trên rất nhiều dòng xe tải hiện đại. Ở thị trường Việt Nam chúng ta cũng thấy ngày càng nhiều xe có số AT xuất hiện, tuy rằng giá mua xe có đắt hơn chút ít nhưng bù lại người lái được thoải mái dễ dàng hơn khi điều khiển xe.

Một số điều cơ bản nhất về xe có số tự động để cho những người mới sử dụng có thể dễ dàng nắm bắt điều khiển.

Một số người cho rằng dùng số tự động dễ gây tai nạn, số khác lại không muốn dùng số tự động vì ngại tốn xăng. Sau đây là một số điều cơ bản nhất về xe có số tự động để cho những người mới sử dụng có thể dễ dàng nắm bắt điều khiển.

Từ những năm 40 của thế kỷ trước, hộp số tự động ra đời đã giúp người lái xe giảm bớt được khá nhiều thao tác để tập trung vào tay lái, giảm bớt căng thẳng, nhất là trong những đoạn đường đô thị đông đúc phương tiện.

Điều khiển một chiếc xe có số tự động (AT - automatic transmission) ta sẽ bỏ bớt gần hết thao tác sang số của tay phải, bỏ hẳn thao tác đạp côn của chân trái . Số tự động không có nghĩa là không có số nào, loại trừ hộp số AT vô cấp, thì hộp số AT thông thường vẫn có nhiều cấp số, hay gặp nhất là có từ 3 đến 5 số tiến .

8 thao tác cơ bản khi lái một chiếc xe AT

1. Khi lần đầu bạn lên một chiếc xe AT, lưu ý rằng chỉ có 2 bàn đạp ga và phanh dùng cho chân phải, chân trái luôn được để dưới sàn, một số người có thói quen đạp phanh bằng chân trái, đạp ga bằng chân phải là một thói quen dễ dẫn đến tai nạn khi chuyển sang lái trên nhưng xe có số cơ.

2. Các ký hiệu cần phải nhớ: Ở bên phải của bạn là cần số, tại đó có các vị trí được ghi rất rõ P R N D 2 1... được giải thích như sau:

P: Park, số đỗ, vị trí cần số khi xe đã dừng hẳn. Chỉ ở vị trí này xe mới khởi động hay rút được chìa khóa. Nếu cần số không ở vị trí này, mở cửa xe chuông sẽ cảnh báo khi bạn mở cửa.

R: Reverse, số lùi. Số này cũng chỉ hoạt động khi xe dừng hay chạy không tải để chuẩn bị lùi xe.

N: Neutral, số “mo”. Tại vị trí này, động cơ vẫn chạy không tải, nên dùng trong trường hợp kéo, đẩy xe khi bảo dưỡng. Không dùng số N khi đỗ xe và khi chuyển N sang vị trí D và ngược lại thì không cần bấm nút khóa trên cần số.

D: Drive, số tiến, vị trí thường xuyên nhất khi vận hành xe, tùy theo tốc độ mà số tiến sẽ tự động lựa chọn số cao hay thấp sao cho phù hợp nhất.

M: Manual (+ -) vị trí phía bên phải số D, vận hành như số thường, cho phép xe chuyển sang số 1, 2, 3, 4, thường để tạo đà tăng tốc vượt xe khác hoặc khi xuống dốc, đổ đèo.

OD: Overdrive, số vượt tốc dùng như số D.

L: Low, số thấp, dùng cho các trường hợp tải nặng, lên dốc, xuống dốc.

S: Sport, số thể thao.

3. Kiểm tra tay số đã để ở vị trí P chưa, chân phải ấn vào pedal phanh, rồi bật chìa khóa điện, quan sát nhanh bảng đồng hồ xem có bất thường không, bật công tắc khởi động máy.

4. Chuyển tay số về D, OD hoặc R, nhả phanh tay.

5. Nhấc nhẹ chân lên khỏi pedal phanh, chiếc xe sẽ từ từ lăn bánh, điều này sẽ làm những người quen chạy xe số cơ ngạc nhiên đôi chút.

6. Nếu xe không chuyển động có thể do địa hình dốc hoặc không bằng phẳng, chuyển chân sang pedal ga, nhấn nhẹ để xe tăng tốc.

Nếu bạn đã quen chạy xe số cơ thì thỉnh thoảng thói quen dùng chân trái để đạp côn vẫn làm bạn đôi chút lúng túng, hãy cố gắng giữ chân trái ở trên sàn xe trong suốt hành trình, mọi thao tác phanh và ga chỉ để một mình chân phải đảm nhiệm.

7. Khi cần giảm tốc, đạp nhẹ chân phanh (dĩ nhiên bằng chân phải).

Không cần thiết chuyển cần số ra khỏi vị trí D hay R khi dừng xe trong một vài phút.

8. Nhớ giữ chân phải trên pedal phanh mỗi khi dừng xe. Khi đỗ xe, chuyển số về P, nếu cần thiết, kéo thêm phanh tay khi nền đường dốc, lúc đó bạn mới tắt máy và rời chân phải khỏi pedal phanh.

TVGT: Tư thế ngồi khi lái ô tô

Nhiều người lái xe, do tư thế ngồi sai, có cảm giác khó chịu và bất tiện khi lái xe. Rồi khi đã xẩy ra tai nạn thì họ thường đổ lỗi cho một cái gì đó có vẻ như rất "thực tế" và “hợp lý”: Nào thì đường thì xấu, lái xe đâm vào mình trình độ kém, nào là tầm nhìn hạn chế, xe của mình lại có trục trặc kỹ thuật… Tuy nhiên, chính tư thế ngồi không đúng đã làm cho người lái xe mất đi những giây đồng hồ quý giá giúp cho người ta có thể kịp thời xử lý trong những trường hợp khẩn cấp.

Hầu hết các lái xe, không lưu tâm một cách đúng mức tới tư thế ngồi đúng của người lái xe.
Tất cả các tai nạn xẩy ra trên đường không chỉ do người lái xe thiếu kinh nghiệm, mặc dù cũng chính lý do này thường gây ra những tai nạn đáng tiếc. Ngoài ra,còn có những nguyên nhân khách quan khác cũng có thể dẫn tới hậu quả đánh buồn trên đường. Thật đáng tiếc là hầu hết các lái xe, đôi khi cả lái xe chuyên nghiệp cũng không lưu tâm một cách đúng mức tới chúng và một trong những nguyên nhân đó là tư thế ngồi đúng của người lái xe.

Khi người lái xe thanh minh rằng anh ta đã “không kịp” phanh lại trước khi đâm vào một xe khác, có nghĩa là anh ta đã không nhìn thấy những gì xẩy ra trước mặt. Dĩ nhiên, ngồi thoải mái, rộng rãi khi lái xe rất dễ chịu nhưng trong tư thế này, với chân phải tới bàn đạp phanh cũng như xoay vô lăng về hướng cần thiết sẽ khó hơn nhiều. Những người lái xe chuyên nghiệp luôn tạo cho mình thói quen điều chỉnh nghế ngồi trước khi khởi hành. Từ kinh nghiệm của họ, ta có thể rút ra một số nguyên tắc điều chỉnh ghế lái xe để không bị mệt mỏi khi lái và phản xạ kịp thời trước các tình huống khẩn cấp trên đường. Không phải vô cớ mà các bác tài chuyên nghiệp vẫn thường nói rằng trong những tình huốnh như vậy, phải biết “nghĩ” bằng đôi bàn chân và đôi tay.

1.
Để điều chỉnh đúng ghế ngồi, bạn hãy cho ngả lưng ghế ra phía sau một chút, chân trái đạp côn sát sàn, sau đó điều chỉnh ghế về phía trước hay phía sau lưng (trong một số model cao cấp có thể chỉnh được cả độ cao của ghế) tới lúc khi đạp côn sát sàn, chân trái vẫn còn phải hơi gập lại một chút. Như vậy, khi xẩy ra các tình huống phức tạp trên đường đi thì bạn có thể xử lý chân phanh và chân côn một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

2.
Để điều chỉnh lưng ghế, một tay bạn nắm vô-lăng ở điểm cao nhất, tay kia điều chỉnh lưng ghế sao cho lưng bạn áp sát vào lưng ghế. Tư thế như vậy sẽ không chỉ giúp đôi tay bạn hoạt động thoải mái, chính xác hơn mà còn giúp bạn “cảm nhận” được toàn bộ chiếc xe của mình.

3.
Để kiểm tra xem tư thế của mình đã đúng chưa, bạn hãy thắt dây an toàn lại, sau đó đặt bàn tay trái lên điểm cao nhất của vô-lăng, còn tay phải bạn đưa cần số lên số 3. Nếu khi làm các thao tác này lưng bạn vẫn áp sát lưng ghế thì tư thế ngồi của bạn hoàn toàn đúng.

Ngoài ra, để hạn chế khả năng xảy ra tai nạn tới mức tối đa, bạn cũng nên nhớ và thực hiện 5 nguyên tắc đơn giản sau đây:

1. Tạo cho mình thói quen giữ vô-lăng ở phần nửa trên theo nguyên tắc “mười giờ mười phút”.
2. Áp thật sát lưng vào ghế ngồi.
3. Tháo đi tất cả những gì thuộc về mục “đồ chơi” không cần thiết làm bạn dễ mất tạp trung từ các kính xe và bảng điều khiển.
4. Vặn nhỏ đài hoặc bang cát-sét, tốt nhất là tắt hẳn đi.
5. Không nói chuyện với bạn đồng hành trong khi lái xe, nhất là trong những tình huống phức tạp.

Chúc các bạn lái xe an toàn!

Tư vấn kỹ thuật: Giải thích ý nghĩa các thông số trên đồng hồ điện tử Nouvo SX năm 2012

Khi vận hành, đồng hồ đo mức xăng/km sẽ thay đổi liên tục. Nó sẽ chỉ báo chính xác khi bạn đã vận hành được quãng đường "tương đối" đủ để đồng hồ có dữ liệu tốt khi tính toán. Tóm lại, nếu khi vô tình thốc ga, đồng hồ báo lượng xăng tiêu thụ lên tới... 6lit/100km thì bạn đừng giật mình. Bởi đó chỉ là thông tin tính toán tức thời.

Chiếc đồng hồ điện tử hiện đại nhưng không kém phần rắc rối có thể khiến các lái xe mất nhiều thời gian để làm quen.

Câu hỏi từ độc giả có e-mail haiductran….@gmail.com: “Tôi đang định mua một chiếc xe Yamaha Nouvo SX 2012, tuy nhiên qua quá trình tìm hiểu thì thấy xe sử dụng loại đồng hồ điện tử kiểu mới với nhiều thay đổi về cách sử dụng. Kính mong quý báo có thể giải thích cụ thể ý nghĩa của từng thông số trên mặt đồng hồ điện tử của Nouvo SX! Xin chân thành cám ơn!”

Câu trả lời từ Autopro:

Xin chào bạn, Nouvo SX là dòng xe tay ga mới của Yamaha tại thị trường Việt Nam và được cải tiến với việc xuất hiện hệ thống hiển thị trung tâm điện tử dùng màn hình LCD. Do đó có thể sẽ khiến nhiều người chưa thể hiểu hết các thông tin được đưa ra trên đồng hồ. Sau đây, Autopro sẽ giải thích cụ thể từng tính năng của chiếc đồng hồ này.

Khi bật khóa điện, xe sẽ tự động kiểm tra các chi tiết của xe xem có hoạt động bình thường hay không?

Khi các bạn mở chìa khóa điện, toàn bộ hệ thống điện tử của xe sẽ hoạt động và rà soát toàn các chi tiết của động cơ xe từ bình xăng, nhiệt độ động cơ và cả bộ phun xăng điện tử. Lúc này, các bạn cần phải đợi khoảng 1s để xe tự kiểm tra, cho đến khi đèn báo màu da cam của xe tắt thì các bạn mới nên ấn đề khởi động xe. Đèn vàng khi sáng bao gồm 2 nhiệm vụ: báo bơm xăng khởi động bơm nhiên liệu và nếu không ngắt sáng sau vài dây mà nhấp nháy liên tục, điều đó có nghĩa hệ thống bơm xăng hoặc động cơ bị trục trặc.

Cụm thông tin trên đồng hồ điện tử của Nouvo SX

Đồng hồ điện tử của Nouvo SX được chia làm 4 cụm hiển thị thông tin và 1 nút điều khiển “Select”. Trong đó, khu vực 1 sẽ hiện thị nhiệt độ của động cơ, số vạch càng nhiều thì nhiệt độ động cơ càng cao và ngược lại. Khu vực 2 là vùng hiện thị lượng xăng tiêu thụ tức thì dưới dàng đồ thị biến thiên. Khu vực 3 là nơi hiện thị lượng xăng còn lại.

Và cuối cùng, khu vực 4 hiện thị 4 loại thông tin khác nhau là tổng quãng đường xe đã đi (ODO), quãng đường tính theo hành trình (TRIP), lượng xăng tiêu thụ tức thì dạng số (F/Eco - ở đây người lái xe có thể lựa chọn giữa 2 dạng đơn vị tính là lit/km và km/lit bằng cách bấm và giữ nút Select trong 1 giây), và cuối cùng là lượng xăng tiêu thụ trung bình (Ave F/Eco). Và để chuyển đổi giữa 4 loại thông tin này, người lái xe chỉ cần ấn nút Select.

Đồng hồ điện tử hiển thị mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình (Ave F/Eco) của xe là 2,2 lit/100km

Tổng quãng đường xe đã di chuyển (ODO)

Đồng hồ tính hành trình đi lại của xe

Mức nhiên liệu tiêu thụ tức thì của xe ở dạng số và dạng cột. Cột càng ít vạch thì xe càng tiêu thụ ít nhiên liệu.

10 chiếc xe sedan tốt nhất có giá dưới 25.000 USD

Sở hữu cơ cấu lái linh hoạt, hệ dẫn động tiết kiệm nhiên liệu và nội thất tiện nghi.

Không chỉ rẻ, những mẫu sedan

10. Subaru Legacy 2012

Giá khởi điểm: 20.745 USD

Có thể nói, Subaru Legacy 2012 là lựa chọn hoàn hảo cho những ai muốn mua một chiếc xe sedan cỡ vừa phải và được trang bị hệ dẫn động 4 bánh. Nhìn chung, những mẫu sedan dẫn động 4 bánh trên thị trường không phải là quá hiếm. Tuy nhiên, hiếm có mẫu xe nào sở hữu hệ dẫn động chất lượng cao và đem lại cảm giác thoải mái cho người sử dụng như Subaru Legacy 2012.

9. Hyundai Elantra 2012

Giá khởi điểm: 16.120 USD

Được đánh giá cao hơn rất nhiều đối thủ trong cùng phân khúc, Hyundai Elantra 2012 còn có lợi thế về giá bán dưới 25.000 USD. Tương xứng với giá bán hợp túi tiền là những trang thiết bị không quá sang trọng nhưng tương đối đầy đủ. Hơn thế nữa, mẫu sedan cỡ nhỏ đến từ Hàn Quốc còn tiêu tốn lượng nhiên liệu ở mức 5,88 lít/100 km và mang trên mình thiết kế ngoại thất khá gợi cảm.

8. Toyota Camry 2012

Giá khởi điểm: 22.175 USD

Bước sang thế hệ mới, mẫu sedan bán chạy nhất thị trường Mỹ tiếp tục duy trì danh tiếng đã gây dựng bấy lâu. Theo đánh giá của nhiều người, Toyota Camry 2012 là mẫu sedan cỡ trung đáng tin cậy và thành công nhất trên thế giới. Với không gian nội thất nâng cấp, hệ dẫn động cắt giảm mức tiêu hao nhiên liệu và những cải tiến đáng kể về cơ cấu kỹ thuật, Toyota Camry 2012 rõ ràng là một đối thủ "khó nhằn" trong phân khúc.

7. Ford Fiesta 2012

Giá khởi điểm: 13.995 USD

Là một mẫu xe sở hữu giá bán khá "mềm", Ford Fiesta 2012 cung cấp đủ chỗ ngồi cho cả gia đình 5 người. Không đứng đầu về diện tích nội thất trong phân khúc xe subcompact nhưng thành viên nhà Ford lại mang đến cảm giác lái phấn khích và hàng loạt tính năng công nghệ cao như hệ thống thông tin giải trí điều khiển bằng giọng nói SYNC. Bên cạnh đó, Ford Fiesta 2012 còn có thể hoàn thành quãng đường 100 km chỉ với 5,88 lít nhiên liệu.

6. Honda Accord 2012

Giá khởi điểm: 22.150 USD

Dù đã đi đến giai đoạn cuối của thế hệ hiện tại, Honda Accord 2012 vẫn lọt vào danh sách cùng nhiều mẫu xe đời mới khác. Danh tiếng về chất lượng và độ tin cậy là điều không thể phủ nhận khi nói về Honda Accord. Không dừng ở đó, "cục cưng" nhà Honda còn mang đến cơ cấu lái linh hoạt hiếm có trong phân khúc.

5. Buick Verano 2012

Giá khởi điểm: 23.470 USD

Là thành viên mới nhất trong dòng sản phẩm Buick, Verano 2012 được trang bị hệ dẫn động cầu trước. Đồng thời, xe sở hữu phong cách thiết kế và vật liệu chế tạo thu hút những khách hàng biết trân trọng giá trị đích thực, bất kể tuổi tác. Thổi làn gió sang trọng vào phân khúc xe sedan cỡ nhỏ, Buick Verano 2013 đi kèm kiểu dáng ngoại thất phức tạp và khoang lái ấn tượng với hàng loạt công nghệ hiện đại.

4. Hyundai Sonata 2012

Giá khởi điểm: 20.570 USD

Khi có ý định mua một chiếc sedan cỡ trung, phần lớn các khách hàng tại Mỹ đều tìm đến đại lý Hyundai để lái thử Sonata. Chỉ cần qua đó cũng có thể thấy sức hấp dẫn đầy ma lực của mẫu xe đến từ Hàn Quốc. Đối với những ai ưa thích một mẫu xe phong cách, cảm giác lái thoải mái và những giá trị chân chính, Hyundai Sonata 2012 chính là lựa chọn không thể hợp lý hơn.

3. Honda Civic 2012

Giá khởi điểm: 16.575 USD

Dù bị tạp chí Consumer Reports chê tơi tả, Honda Civic 2012 vẫn có một vị trí khá vững chắc trong lòng người tiêu dùng. So với thế hệ cũ, Honda Civic 2012 đã tăng đáng kể về kích cỡ và được bổ sung nhiều tính năng mới. Dù thế nào đi chăng nữa, Honda Civic vẫn là một trong những cái tên hàng đầu của phân khúc sedan cỡ nhỏ.

2. Mazda3 2012

Giá khởi điểm: 15.995 USD

Mazda3 từ lâu đã trở thành "gương mặt" quen thuộc trong hầu hết các danh sách xếp hạng xe sedan tốt nhất hàng năm. Mazda3 phiên bản 2012 cũng không phải là ngoại lệ. Ngoài giá bán cực hấp dẫn, chưa đến 16.000 USD, Mazda3 phiên bản mới còn gây ấn tượng với hệ dẫn động Skyactiv cực tiết kiệm nhiên liệu. Nhờ đó, Mazda3 2012 chỉ tiêu tốn lượng nhiên liệu 5,8 lít/100 km xa lộ.

1. Volkswagen Passat 2012

Giá khởi điểm: 20.765 USD

Rộng rãi và hợp túi tiền, Volkswagen Passat 2012 có quyền cạnh tranh ngang ngửa với những mẫu sedan cỡ trung nổi tiếng như Honda Accord và Toyota Camry. Thêm vào đó, Volkswagen Passat hoàn toàn mới còn tạo cảm giác lái như những mẫu xe cỡ nhỏ và đắt tiền hơn.